Nhà của người Ê đê: Không gian sống của gia đình mẫu hệ

Đồng bào người Ê đê thường sinh sống tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên. Kiến trúc nhà của người Ê đê phổ biến được xây theo kiểu nhà sàn hay còn gọi là nhà dài. Vậy ngôi nhà dài của người Ê đê có ý nghĩa như thế nào đối với họ. Hãy cùng Sơn Hoàng Gia tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc nhà dài qua bài viết dưới đây nhé.

Quan niệm sống về nhà ở của người Ê đê

Theo quan niệm sống về ngôi nhà truyền thống của người Ê đê không chỉ đơn thuần là nơi cư trú của gia đình, mà còn phản ánh sự tồn tại của chế độ mẫu hệ của đồng bào dân tộc nơi đây. Nhà dài đến bao nhiêu là tùy thuộc vào thế hệ con, cháu gái lấy chồng của chủ nhà thì ngôi nhà được tiếp tục nối dài.

Kiến trúc nhà của người Ê đê độc sắc, độc đáo gắn liền với văn hóa, truyền thống, tôn giáo của dân tộc Ê đê
Kiến trúc nhà của người Ê đê độc đáo gắn liền với văn hóa, truyền thống, tôn giáo của dân tộc

Ngôi nhà dài của người Ê đê do người phụ nữ làm chủ, từ lâu nhà sàn truyền thống đã đi vào sử thi, truyện cổ, hội họa như những trang sử huyền thoại Việt Nam. Đồng thời, nhà của người ê đê còn thể hiện yếu tố tín ngưỡng, tâm linh của người đồng bào nơi đây. Đây chính là tổ ấm, mãi che chở cho cuộc sống của nhiều thế hệ người Ê đê.

Đặc trưng kiến trúc nhà dài người Ê đê

Ngôi nhà dài truyền thống của người Ê đê, nhìn toàn cảnh có hình dáng như một chiếc thuyền với 2 đầu mái nhô ra trên rộng dưới hẹp. Những ngôi nhà này được xây dựng ở xứ sở vùng núi, cao nguyên theo hướng Bắc-Nam. Theo tập quán cổ truyền của đồng bào Ê đê, đầu nhà sẽ xây về hướng Bắc có cửa chính để đón khách.     

Ngôi nhà dài hay còn gọi là nhà sàn truyền thống của người Ê đê được làm bằng chất liệu gỗ, tre và nứa
Ngôi nhà dài hay còn gọi là nhà sàn truyền thống của người Ê đê được làm bằng chất liệu gỗ, tre và nứa

Chất liệu lấy cảm hứng từ thiên nhiên

Chất liệu của nhà sàn chủ yếu lấy từ tự nhiên như gỗ, tre, nứa và tranh. Trong đó, nhà dài làm bằng gỗ, vách và sàn được làm bằng nứa, thân cây bương hoặc thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Mặt sàn nhà được xây dựng cách mặt đất từ 1m – 1,7m với hai hàng cột chính chạy song song nhằm tránh thú dữ tấn công.     

Cầu thang cái

Phía trước cửa nhà của người Ê đê có hai cầu thang một bên dành cho khách và một bên dành cho người nhà khi lên xuống. Cầu thang của người Ê đê chất liệu làm bằng cây gỗ to tốt, không bị mối mọt và được gọt thẻo bằng tay công phu, tỉ mỉ. 

Mỗi bậc thang luôn là bậc lẻ có khoảng 5-7 bậc và phía đầu cầu thang nơi tiếp giáp với hiên nhà được khắc họa hình ảnh vầng trăng khuyết và dưới sẽ khắc họa đôi bầu sữa mẹ tượng trưng cho sự chung thủy và uy quyền của người phụ nữ trong gia đình.

Tín ngưỡng phồn thực

Theo tập tục của người Ê đê quan niệm rằng mọi vật đều có linh hồn, do đó khi làm bất cứ việc gì kể cả làm cầu thang họ đều phải cúng Giàng để xin thần linh cho phép và che chở để công việc xây cất, tu sửa diễn ra suôn sẻ.                  

Nét điêu khắc, trang trí theo mô típ mẫu hệ

Nhà dài truyền thống của người Ê đê là một công trình kiến trúc độc đáo, các họa tiết điêu khắc, trang trí theo típ chế độ mẫu hệ được gọt đẽo ở hầu hết cột, kèo trong không gian ngôi nhà. 

Những hình tác phẩm này thể hiện nét đặc trưng gắn liền với đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng phồn thực của các thế hệ đồng bào người Ê đê.

Kiến trúc nhà dài của người Ê đê

Không gian kiến trúc nhà sàn của người Ê đê theo chiều dọc được chia thành 2 phần rõ rệt là phần Gar và phần Opp. Chiều dài của nhà sàn được xác định bằng số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột. Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian.   

Phần Gar

Phần Gar là nửa phía trước chiếm khoảng ⅓ diện tích căn nhà. Đây là nơi dành để tiếp khách, sinh hoạt chung và trưng bày các hiện vật quý giá của gia đình như: trống H’Gơr, dàn Cồng chiêng, ghế Kpan, ghế J”hưng, da hổ, sừng nai, da báo…     

Phần Opp

Phần Opp là nửa phía sau còn lại, đây là chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà cùng các thành viên trong gia đình. Khi trong nhà có con gái lấy chồng thì ngôi nhà lại dài thêm một gian để đôi vợ chồng mới ở. Điều đặc biệt gian cuối của ngôi nhà luôn là gian bếp lửa chính.   

Đây là gian đầu tiên khi bước vào ngôi nhà dài được gọi là gian Gar (nơi sinh hoạt chung, tiếp khách)
Đây là gian đầu tiên khi bước vào ngôi nhà dài được gọi là gian Gar (nơi sinh hoạt chung, tiếp khách)

Vì vậy, có thể nói ngôi nhà của người Ê đê không chỉ là nơi sinh sống, cư trú đơn thuần mà còn là nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa, phong tục tập quán cao đẹp của dân tộc Ê đê nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung.  

Hy vọng, với những thông tin trên mà Sơn Hoàng Gia vừa chia sẻ về nguồn gốc và kiến trúc nhà của người Ê đê sẽ giúp bạn phổ cập thêm nhiều kiến thức về truyền thống nhà dài của người đồng bào nơi đây.  

Đến với thương hiệu Sơn Hoàng Gia bạn có thể tự do lựa chọn những loại sơn nhà mà không cần lo lắng về chất lượng, giá thành sản phẩm. Bởi điều cốt lõi ở các sản phẩm của Sơn Hoàng Gia là sự phấn đầu nguyên cứu, phát triển không ngừng tạo ra những sản phẩm sơn gỗ cao cấp đúng với cam kết lấy chất lượng làm đầu ra. 

Sơn Gỗ Cao Cấp R7 có độ bám dính cao, độ bền màu tốt, ít phai khi tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt từ môi trường. Đặc biệt với tính năng che lấp khuyết điểm và tạo độ bóng tốt giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cho bề mặt gỗ.

Sơn gỗ cao cấp R7
Sơn gỗ cao cấp R7 đồng hành cùng nhà của người ê đê

Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn phân vân hay thắc mắc gì về sản phẩm thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua fanpage tại đây hoặc gọi đến số hotline: 090 788 88 18 để được tư vấn tận tình.

Tác giả

Đánh giá bài viết này

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đọc tiếp

Dark mode