BÍ QUYẾT BẢO VỆ CỬA SẮT NHÀ BẠN LUÔN MỚI ĐẸP TRONG MỌI THỜI TIẾT

Được đặt ở vị trí mặt tiền, cửa sắt vừa là vật bảo vệ, vừa là vật trang trí không gian bên ngoài của căn nhà. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết thất thường tại Việt Nam, cửa sắt nhà bạn dễ bị ẩm mốc, rỉ sét, ngả vàng và hư hỏng. Vậy làm thế nào để gìn giữ cho cửa sắt nhà bạn luôn đẹp như mới trong mọi thời tiết? Cùng Sơn Hoàng Gia R7 tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến cửa sắt nhà bạn bị rỉ sét 

sơn hoàng gia r7  

Bề mặt sắt khi tiếp xúc với oxi và độ ẩm không khí trong một thời gian dài sẽ tạo thành sự oxy hóa. Trên bề mặt sắt bị rỉ sét, sẽ hình thành nên những lớp vảy rất dễ vỡ, chúng thường có màu nâu hoặc nâu đỏ, giòn và dễ gãy. Lớp rỉ này không bảo vệ được sắt ở phía trong và làm cho cửa sắt sử dụng lâu ngày dễ bị rỉ sét, xệ cánh, hư hỏng.        

Nguyên nhân khách quan là do trong quá trình sử dụng cửa chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố thời tiết bên ngoài như độ ẩm, mưa, gió, bão, tia UV và các hóa chất khác… Các yếu tố này dần ăn mòn và tạo nên những vết rỉ sét trên song cửa, khiến cửa sắt nhà bạn sẽ ngày càng hư hỏng nặng thêm nếu bạn để tình trạng này kéo dài.

Các giải pháp bảo vệ cửa sắt nhà bạn luôn mới đẹp trong mọi hoàn cảnh

sơn hoàng gia r7

Sử dụng các hợp kim chống rỉ sơn cửa sắt

Sơn cửa sắt thường là hợp kim bao gồm oxi và crom, giúp ngăn chặn tốc độ oxi hóa của bề mặt sắt chậm hơn rất nhiều lần so với sắt bình thường. Tuy nhiên vẫn phải sử dụng các biện pháp bảo vệ bề mặt để tránh phơi nhiễm hợp kim ra ngoài, vì hợp kim vẫn sẽ bị oxy hóa từ từ theo thời gian. 

Mạ kim loại

Sắt được bảo vệ bởi lớp kim loại bằng cách phương pháp mạ kẽm. Kẽm thường được sử dụng vì nó không tốn quá nhiều chi phí và khả năng bám dính vào sắt tốt. Lớp kẽm sẽ bị ăn mòn trước thay vì lớp sắt được bảo vệ bên dưới. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ bảo vệ sắt trong một khoảng thời gian hạn chế.

Dầu chống rỉ

Là gốc dầu không cần pha nước, chuyên về xử lý bề mặt cho kim loại nói chung. Loại dầu này có chức năng đẩy lùi nước trên bề mặt kim loại, do đó ngăn ngừa được rỉ sét, tạo độ bám dính cao và bảo vệ được bề mặt cửa sắt nhà bạn. Tuy nhiên thực tế cho thấy, dầu chống rỉ phải cần được sử dụng thường xuyên, tránh để dầu khô.

Kiểm soát độ ẩm môi trường

Quá trình cửa sắt bị ăn mòn sẽ xảy ra chậm nếu ít tiếp xúc với môi trường nước. Do đó, bạn cần giữ cho khu vực xung quanh cửa sắt, nhà ở không bị ẩm thấp, luôn được ánh mặt trời chiếu vào.

Sử dụng chất tẩy và chống rỉ

Các loại hóa chất chống rỉ như CD – 04, Inofos… không chỉ có khả năng tẩy sạch các lớp rỉ sắt mà còn tạo ra một lớp polymer bảo vệ bề mặt kim loại chống ăn mòn cho cửa sắt nhà bạn. Phần lớn các chất này thường được ứng dụng nhiều trong việc chế tạo vật liệu xây dựng và trang trí nội thất.

Bảo vệ bề mặt cửa sắt bằng sơn đa năng R7 

Ngoài những giải pháp nêu trên, lựa chọn sơn chuyên dụng cho bề mặt sắt là tiêu chí rất quan trọng để bảo vệ hoàn hảo của cửa sắt. Bởi lớp sơn sẽ có tác dụng bao bọc phía ngoài như một “lớp áo choàng” công năng, khiến hơi nước và oxi không khí khó có thể tiếp xúc với các phân tử sắt bên trong, ngăn chặn cửa sắt bị rỉ sét.

sơn hoàng gia r7

Nắm bắt được những yêu cầu đặc thù về khả năng bảo vệ cửa sắt trong mọi điều kiện thời tiết, Sơn đa năng R7 với hàm lượng chất hữu cơ bay hơi rất thấp, an toàn sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, dòng sản phẩm đặc trưng này của Sơn Hoàng Gia R7 có khả năng tạo lớp liên kết siêu cấp cho màng sơn, chống thấm, chống bám bụi, bong tróc, phai màu sơn và bảo vệ cửa sắt một cách toàn diện trong mọi điều kiện thời tiết, và giúp cửa sắt nhà bạn luôn như mới sau nhiều năm sử dụng.

Trên đây là những cách phòng tránh hiệu quả trong việc cửa sắt nhà bạn bị rỉ sét, xuống cấp. Bạn cần hiểu rõ nguyên nhân và chọn ra phương pháp phù hợp nhất để bảo vệ cửa sắt nhà bạn luôn bền chắc. Sơn Hoàng Gia R7 rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ tổ ấm thân yêu. 

 

Tác giả

Đánh giá bài viết này

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đọc tiếp

Dark mode