Sơn PU là gì? Các loại sơn PU và hướng dẫn quy trình pha sơn PU

Trên bề mặt các sản phẩm bàn ghế gỗ thường có lớp sơn bóng bắt mắt và có mùi hơi nồng, đó chính là lớp sơn PU. Không còn mấy xa lạ với loại này sơn bởi chúng được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Cùng Sơn Hoàng Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sơn PU là gì?

Sơn PU hay chúng ta có thể gọi bằng tên tiếng anh là Polyurethane. Loại sơn PU này cực kỳ nổi tiếng và được lựa chọn để sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Sơn PU hay chúng ta có thể gọi bằng tên tiếng anh là Polyurethane.

Đặc biệt là sơn PU cho gỗ rất phổ biến. Loại sơn này còn được biết đến với hai dạng phổ biến nhất là dạng cứng và dạng foam. Nó có tác dụng chính là để bảo vệ lớp bên ngoài của bề mặt gỗ và được đánh giá linh hoạt hơn rất nhiều so với sơn dầu.

Các loại sơn PU cho gỗ bao gồm:

  • Sơn lót PU: Được sử dụng để che khuyết điểm của bề mặt gỗ, nó có nhiệm vụ chính là để làm phẳng bề mặt gỗ để bề mặt phẳng hơn giúp thực hiện bước sơn màu cho đẹp.
  • Sơn phủ PU: Có thành phần chính là màu, tùy vào mục đích sử dụng của từng sản phẩm gỗ mà màu sơn cũng khác nhau. 
  • Sơn bóng: Là loại sơn có tác dụng chính là làm bề mặt vật liệu trở lên bóng bẩy hơn.

Với các ưu điểm nổi bật:

  • Có khả năng bám dính cực cao kèm theo đó là tính bền bỉ theo thời gian rất tốt và uốn cong hiệu quả. 
  • Độ cứng của sơn cũng được đảm bảo tối đa với hàm lượng tốt nhất.
  • Độ bền màu, ít phai trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như ở Việt Nam. 
  • Màu sơn luôn mang sắc tươi tạo ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao và giúp nâng cao giá trị cho đồ vật.

Các loại sơn PU

Sơn PU 1K

Sơn PU 1K là loại được quan tâm hiện nay. Loại này phổ biến và cũng có giá thành hợp lý. Đây là hệ sơn 1 thành phần. Được pha trộn từ những loại Alkyd cao cấp và nhựa PU 1 thành phần theo tiêu chuẩn. Tác dụng chủ yếu giúp nâng cao tính năng của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.

Sơn PU 1K có tác dụng chủ yếu giúp nâng cao tính năng của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.

Loại sơn này thường được sử dụng cho đồ gỗ nội và ngoại thất, kim loại, mây tre lá… Loại này có đầy đủ các loại màu để lựa chọn.

Ưu điểm sơn PU 1K

  • Bám dính tốt trên bề mặt vật liệu.
  • Có thể uốn hiệu quả.
  • Độ cứng cao với hàm lượng rắn tối đa.
  • Bền màu, chống chịu lại thời tiết hiệu quả, chống ố vàng tốt.
  • Màu sắc đẹp, độ bóng cao.
  • Sử dụng dễ dàng.

Sơn giả gỗ

Sơn giả gỗ trên tường được cấu tạo thành từ hai loại chính đó là bột màu và các loại keo bóng, đây là những thành phần giúp cho sản phẩm tạo ra rất giống như gỗ thật tự nhiên. Đảm bảo được độ bền và rất đa dạng về màu sắc. 

Sơn giả gỗ trên tường được cấu tạo thành từ hai loại chính đó là bột màu và các loại keo bóng

Đây là phương pháp thi công sơn PU gỗ được tạo ra từ một quy trình ứng dụng kết hợp giữa việc sơn lót và sơn hoàn thiện, cũng như các kỹ thuật sơn PU màu gỗ lên bề mặt các vật bằng kim loại.

Nhằm tạo hiệu ứng vân gỗ, giúp bề mặt vật liệu được sơn trông giống như những sản phẩm được làm từ gỗ thật.

Với các ưu điểm nổi bật: 

  • Sơn giả gỗ có độ bền cao, chống chịu tốt với các tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và vẫn giữ được màu sắc y như ban đầu.
  • Sơn giả gỗ có khả năng kháng kiềm cao, và chịu được chùi rửa tốt.
  • Sau khi sơn thì sơn giả gỗ sẽ khô rất nhanh, có độ che phủ tốt và thi công cũng rất dễ dàng.
  • Sơn giả gỗ rất an toàn với sức khỏe và môi trường do không chứa chì, thủy ngân và các loại hóa chất độc hại khác.
  • Có khả năng chống thấm cao, chống trầy xước bề mặt và chống bám bụi cực tốt.
  • Sơn giả gỗ có độ bền cao, có thể tồn tại với thời gian lên đến 10 năm.

Sơn PU 2K

Sơn 2K là dòng sơn 2 TP giống như sơn PU thông thường, nhưng cấu tạo có khi khác với sự kết hợp từ nhựa Acrylic Polyol và chất đóng rắn Isocyanate.

Sơn 2K là dòng sơn 2 TP giống như sơn PU thông thường

Đặc tính của sơn nhanh khô, độ bóng đẹp và độ cứng cao. Đặc biệt là độ bám dính tốt, giữ được độ trong và chống trầy xước.

Sơn PU vinyl

Sơn PU Vinyl là sơn công nghiệp 1TP chuyên dùng cho bề mặt gỗ, kim loại. Lớp sơn có màng sơn cứng, bền thường sử dụng như một lớp sơn lót, tạo nên lớp nền vững chắc cho lớp sơn tiếp theo bảo vệ tối ưu bề mặt và kết cấu vật liệu.

Sơn PU Vinyl là sơn công nghiệp 1TP chuyên dùng cho bề mặt gỗ, kim loại

Sơn Vinyl được sử dụng phổ biến trên vật liệu gỗ bởi những lý do sau:

Sơn nhanh khô, giúp tiết kiệm thời gian thi công

  • Nhanh khô, tiết kiệm thời gian thi công
  • Bám dính tốt, tạo nên lớp bảo vệ hoàn hảo chống ố vàng, mối mọt và bụi bẩn
  • Khả năng chống tia tử ngoại, không bay khi gặp ánh sáng, sử dụng trên đồ gỗ nội và ngoại thất.

Cách pha và quy trình sơn PU cho đồ gỗ nội thất

Công thức pha nước sơn PU

Để có được màu sơn đẹp và bóng các thợ sơn đồ gỗ nội thất thường pha loãng sơn PU theo tỷ lệ như sau:

  • Pha sơn lót: 2 sơn lót + 1 sơn cứng + 3 xăng
  • Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp)
  • Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).

Quy trình sơn PU

Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt

Sau khi chà nhám đạt yêu cầu bằng giấy nhám, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên phần lớn đối với hệ sơn PU đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt. 

Chà nhám và xử lý bề mặt
giay-nham-dung-de-mai-go

Nếu có thì bột bã phải là bột màu ( thông thường bột đen hoặc nâu). Việc thực hiện bước bã bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhở trên bề mặt.  Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này sau khi sơn.

Bước 2: Sơn lót lần 1

Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo tỷ lệ 2 :1 : 3 (2 lót  với 1 cứng, 3 xăng) đã nêu ở trên. Tỷ lệ này cũng có thể gia , giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nỗi tim hoặc tệ hơn là nỗi bọt khí, sẽ mất nhiều công sức để sửa chữa. 

Sơn lót lần 1

Ở bước này đã lấp gần đầy các tim gỗ. Nếu làm tốt, với các loại tim gỗ nhỏ và đã thực  hiện tốt bước bã bột trước đây, thì có thể chỉ cần một bước sơn lót để giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công cho cả khâu sơn PU của bạn. Sơn đều tay bằng súng phun chất lượng tốt.

Bước 3: Chà nhám và phun sơn PU lót lần 2

Chúng ta tiếp tục xả nhám P320, các thợ sơn cho rằng việc sơn lót lần 2 là không cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi yêu cầu nhân viên sơn lót lần 2 nhằm tăng độ mịn cho bề mặt gỗ giúp sơn màu đẹp hơn, bề mặt căng mịn hơn.

Chà nhám và phun sơn PU lót lần 2

Một số cơ sở nhằm tiết kiệm sơn và công sức nên họ bỏ qua bước này dẫn đến tuổi thọ sơn của sản phẩm thường chỉ vài năm thậm chí thấp hơn. 

Để có 1 quá trình sơn PU đồ gỗ đẹp bạn nên thực hiện tuần tự các bước này, về chất liệu bạn vẫn sử dụng theo đúng tỷ lệ đã pha ở bước 2. Thời gian chờ khô là 25-30 phút.

Bước 4: Phun màu

Sơn màu thực hiện làm 2 lần. Việc pha màu do thợ sơn có kinh nghiệm quyết định, tuy nhiên bạn thực hành 1 đến 2 lần là có thể học được rồi.

Phun màu

 Lần đầu bạn chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu sau đó bạn đợi 1 lúc và tiến hành sơn màu lần 2 lên bề mặt gỗ, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu. Lần sơn này người thợ sơn sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu. 

Ở bước này cần bố trí thợ sơn có kinh nghiệm để thực hiện. Việc sơn màu là bước quan trọng quyết định toàn bộ khâu sơn PU đồ gỗ do đó bạn cần có phòng kín tránh bụi, luồng gió lưu thông đủ.

Bước 5: Phun bóng bề mặt

Sau khi đợi lớp sơn màu khô ta tiến hành sơn bóng bề mặt bằng dụng cụ chuyên dụng như cọ, lăn hoặc bình xịt sơn gỗ. Nhiều thợ sơn kỹ thì họ sơn thêm 1 lần lót nữa để bảo vệ bề mặt sơn, nhưng theo cách pha của chúng tôi trong lúc pha sơn màu chúng ta đã cho lót vào rồi nên không cần. 

Sau đó, chuyển ngay qua công đoạn sơn bóng. Có nhiều chất liệu bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100%. 

Tỷ lệ pha như đã nêu ở trên, lớp sơn này có tác dụng làm căng và bóng bề mặt thành phẩm giúp tăng giá trị sản phẩm đồ gỗ. Việc phun bóng tiến hành ở nơi không có bụi bẩn. Cơ bản đã hoàn tất công đoạn sơn PU đồ gỗ.

Bước 6: Bảo quản và đóng gói

Việc bảo quản và đóng gói khá quan trọng, bạn sơn xong cần có 1 khu vực để sản phẩm chờ khô nhằm tránh bụi bặm và bụi sơn bám vào ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của thành phẩm sau này. Thời gian chờ khô hoàn toàn thường là 12 đến 16 tiếng cho cả quá trình sơn PU. 

Khi màng sơn có xu hướng ổn định nhưng tiến độ chưa khô hoàn toàn, tổng lượng bay hơi của dung môi chiếm khoảng 75- 90%.

Nếu làm giảm tốc độ bay hơi ở giai đoạn này, làm tăng khả năng chống biến trắng, và tăng độ bóng bề mặt. Khi màng sơn đã khô hoàn toàn, sự bay hơi cuối cùng chiếm khoảng 10%.

Nếu bạn đang quan tâm đến sơn gỗ nhưng chưa biết giá sơn PU gỗ là bao nhiêu? Được biết giá 1kg sơn PU hiện có giá dao động từ 130.000 VNĐ/ kg cho sơn lót và 220.000 VNĐ/ kg cho sơn phủ.

Sơn PU là một loại nguyên liệu phù hợp trong đời sống của chúng ta, chúng giúp tăng thêm giá trị món đồ nội thất cao hơn và bảo quản tốt hơn. Hy vọng với kiến thứ

 nó giúp tăng giá trị của món đồ nội thất lên cao hơn và cũng một phần giúp cho đồ gỗ được bảo quản tốt hơn. Hy vọng với kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết loại sơn PU này trên thị trường.

Nếu bạn đang quan tâm đến sơn gỗ thì đừng bỏ qua dòng sơn gỗ cao cấp R7 của Sơn Hoàng Gia. Chúng tôi có đầy đủ những dòng sơn thịnh hành nhất hiện nay gồm sơn PU R7 và sơn 2K R7 sử dụng hoàn hảo cho đồ nội thất trong và ngoài trời.

Bạn cũng chưa biết mua sơn PU ở đâu tốt nhất hiện nay cho công trình, thì đừng ngần ngại liên hệ qua Sơn Hoàng Gia hoặc hotline: (028) 6259 0066 để được tư vấn. 

Tác giả

Đánh giá bài viết này

3.6/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đọc tiếp

Dark mode