Chắc có lẽ rằng bạn cũng đã từng nghe đến cụm từ “Sơn PU”. Vậy sơn PU là gì, gồm các loại sơn và có đặc điểm như thế nào mà lại được sử dụng rộng rãi như vậy. Hãy cùng Sơn Hoàng Gia khám phá tất tần tật về sơn PU qua bài viết dưới đây.
Sơn PU là gì?
Sơn PU hay còn gọi là Polyurethane, có 2 dạng chính là dạng cứng và dạng bột có nguồn gốc từ polymer được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Sơn PU có những thành phần chính là: chất kết dính, chất đóng rắn, chất tạo màu và hệ dung môi.
Sản phẩm có tác dụng bảo vệ các bề mặt gỗ nội ngoại thất luôn được sáng bóng, chống trầy xước và tạo màu cho bề mặt gỗ mang lại độ mịn, diện mạo hoàn mỹ nhất.
Tổng hợp các loại sơn PU
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại sơn PU khác nhau, để lựa chọn một loại sơn PU phù hợp nhu cầu của mình là một việc không hề dễ dàng đối với khách hàng. Vì vậy để giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn hơn, sơn PU được chia thành những dòng sơn PU như sau:
Sơn 1K PU
Sơn 1K PU là loại sơn 1 TP có cấu tạo từ Alkyd cao cấp và nhựa PU, sản phẩm được sử dụng phù hợp sơn cho các bề mặt gỗ nội và ngoại thất, tre, gốm… Sản phẩm còn có tính năng vượt trội như: có độ bám dính tốt, độ bền và độ cứng cao giúp chống những ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt của môi trường
Sơn 2K PU
Sơn 2K PU hay còn gọi là sơn PU 2TP có màu sắc đa dạng, được sử dụng phổ biến sơn cho các bề mặt như gỗ, tre, nứa,… Sơn 2K có độ bền, độ cứng cao và độ bám dính tốt.
Sơn PU Epoxy
Sơn PU Epoxy là loại sơn được cấu tạo từ nhựa epoxy resin và chất đóng rắn, sản phẩm được sử dụng để sơn những vật liệu có kết cấu như: sàn gỗ, kim loại, sàn bê tông, sắt, thép…. Sơn PU Epoxy đang được khách hàng ưa chuộng hiện nay bởi những tính năng ưu việt như có độ bền, độ cứng và độ bám dính cao.
Sơn Vinyl
Sơn Vinyl là loại sơn công nghiệp được sử dụng cho các bề mặt kết cấu gỗ, kim loại. Sơn Vinyl có màng sơn cứng, bền nên thường được sử dụng làm lớp sơn lót. Sản phẩm có khả năng tạo ra một lớp nền vững chắc cho những lớp sơn tiếp theo giúp bảo vệ cho các bề mặt vật liệu tốt nhất.
Sơn giả gỗ
Sơn giả gỗ được cấu tạo từ hai thành phần chính là bột màu và các loại keo bóng. Sơn giả gỗ được sử dụng để sơn phủ bề mặt các loại tường có chất liệu từ xi măng như: bê tông, vách trang trí. Loại sơn này có độ bám dính cực tốt giúp giữ được màu sắc đẹp và độ bền cho công trình.
Đặc điểm của sơn PU
Dựa vào tính chất và công dụng sơn gỗ PU được phân thành 3 loại như sau:
- Sơn lót: giúp làm phẳng bề mặt và che mờ những khuyết điểm trên bề mặt gỗ làm cho lớp sơn lên màu trong đẹp mắt hơn.
- Sơn màu: đa số Sơn PU đều có thành phần sơn màu, tuy nhiên ít hay nhiều phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng của khách hàng.
- Sơn bóng: nhằm tạo độ bóng cho bề mặt gỗ giúp chống thấm và dễ dàng vệ sinh lau chùi.
Ưu điểm của sơn PU
- Bảo đảm màu sắc tự nhiên cho bề mặt gỗ
- Đa dạng màu sắc bạn có lựa thỏa sức lựa chọn những màu phù hợp và yêu thích của mình
- Có khả năng bám dính và độ bền tốt
- Dễ dàng thi công, sử dụng.
Vì vậy, ngày nay sơn PU được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Nhược điểm của sơn PU
Bên cạnh những ưu điểm trên thì sơn PU có một số nhược điểm như sau:
- Độ cứng của lớp màng sơn chưa được tốt
- Khả năng chống trầy thấp.
Cách pha sơn PU đúng tỷ lệ
Để đồ nội và ngoại thất gỗ có được một màu sơn đẹp nhất thì công đoạn pha sơn là vô cùng quan trọng. Việc pha sơn không đúng tỷ lệ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của các bề mặt gỗ. Vì vậy, Sơn Hoàng Gia sẽ tiết lộ cho bạn cách pha sơn PU đúng tỷ lệ như sau:
- Pha sơn lót: 2 sơn lót + 1 sơn cứng + 3 xăng
- Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (điều chỉnh tinh màu cho phù hợp)
- Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (điều chỉnh liều lượng cho phù hợp).
Mẹo thi công sơn PU an toàn, hiệu quả
Giai đoạn tiến hành thi công sơn PU đóng một vai trò cực kỳ quan trọng là công đoạn quyết định diện mạo đẹp toàn diện đồ nội thất gỗ. Dưới đây Sơn Hoàng Gia sẽ mách cho bạn một số mẹo thi công sơn PU an toàn và hiệu quả nhé.
- Bước 1: Chà nhám và vệ sinh bề mặt
Tiến hành chà nhám và xử lý bề mặt gỗ để giúp bề mặt gỗ được phẳng, mịn và đẹp hơn. Tiếp theo đó sẽ vệ sinh, lau chùi làm sạch các bả bột trước khi sơn. Bước này sẽ có tác dụng sẽ tạo cho bề mặt gỗ tăng độ bám dính tốt nhất.
- Bước 2: Sơn lót
Sơn lót là một lớp sơn không màu. Sau khi bạn đã pha sơn theo đúng tỷ lệ thì bạn tiến hành sơn lớp sơn lót lần 1 lên bề mặt gỗ đã được vệ sinh sạch sẽ và đợi sơn khô từ 25-30 phút, sau đó bạn tiếp tục sơn lớp sơn lót lần 2. Lớp sơn lót sẽ có tác dụng liên kết bề mặt gỗ với lớp phủ được bám dính tốt hơn.
- Bước 3: Sơn màu
Công đoạn sơn màu trong quy trình sơn gỗ được thực hiện 2 lần. Lưu ý với mỗi sơn gỗ PU khác nhau sẽ có tỷ lệ pha khác nhau, chính vì thế bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để pha theo tỷ lệ phù hợp.
- Bước 4: Sơn bóng bề mặt
Đây được coi là bước cuối cùng trong quy trình sơn PU cho gỗ, sau khi lớp sơn phủ đã khô thì bạn tiến hành thi công sơn lớp sơn bóng lên chọn nơi không gian không có nhiều bụi bẩn, nước mưa. Với công đoạn sơn bóng có tác dụng làm sáng bóng và tăng vẻ đẹp có bề mặt gỗ.
Tư vấn mua sơn PU chất lượng cao?
Hiện nay đồ nội thất gỗ luôn được các gia chủ lựa chọn hàng đầu, dùng để trang trí cho ngôi nhà của mình bởi những tính năng vượt trội có độ bền và tính thẩm mỹ cao. Để bảo vệ đồ nội thất gỗ thì sơn PU được xem như là một chiếc “áo giáp” giúp giữ được màu sắc tự nhiên của gỗ cũng kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều thương hiệu sơn PU cho gỗ khác nhau. Vì thế không thể không nhắc đến Sơn Hoàng Gia là một trong những thương hiệu sản xuất sơn PU hàng đầu tại Việt Nam.
Đến với Sơn Hoàng Gia khách hàng thỏa sức lựa chọn sản phẩm sơn PU với đầy đủ tất cả các màu sắc sơn phổ biến hiện nay hợp phong thủy, hợp thời trang. Bạn có thể tham khảo sơn lót PU và sơn phủ PU gỗ cao cấp R7 đến từ Sơn Hoàng Gia.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn băn khoăn hay thắc mắc gì về sản phẩm thì bạn có thể liên hệ với Sơn Hoàng Gia R7 hoặc gọi đến số hotline: (028) 6259 0066 để được tư vấn tận tình từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Hãy để Sơn Hoàng Gia góp phần tô thêm vẻ đẹp hoàn hảo cho không gian của bạn nhé.