Đồ gỗ được xếp vào một trong những vật dụng khó bảo quản nhất. Nhu cầu càng tăng cao hơn khi người tiêu dùng yêu cầu về mặt thẩm mỹ, nhằm tăng vẻ đẹp của nội, ngoại thất. Đáp ứng được toàn diện các tiêu chí khắt khe này, sơn gỗ là dòng sản phẩm được người dùng tin tưởng và chọn lựa. Vậy sơn gỗ là gì? Các loại sơn gỗ tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay là gì. Cùng Sơn Hoàng Gia tìm hiểu ngay nhé.
Sơn gỗ là gì?
Sơn gỗ thuộc loại sơn gỗ công nghiệp chuyên dụng dành cho nội/ ngoại thất gỗ. Sơn gỗ có tác dụng trang trí bề mặt và bảo vệ chất gỗ bên trong khỏi các tác nhân từ môi trường và mối, mọt.
Ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu trang trí bề mặt gỗ, sơn gỗ còn có nhiều chủng loại và màu sắc để hoàn thiện vẻ thẩm mỹ cho gia chủ.
Vì sao nên sử dụng sơn gỗ?
Nội/ ngoại thất gỗ phổ biến từ Bắc chí Nam, nên sơn gỗ có ứng dụng linh hoạt trong đời sống hằng ngày. Với tác dụng chính là giúp bề mặt gỗ bền bỉ thì việc sử dụng sơn gỗ giúp ích:
- Chống mối mọt và kháng thời tiết khắc nghiệt. Khi sử dụng sơn gỗ, sẽ tạo nên một lớp màng trên bề mặt có tác dụng ngăn ngừa các tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của gỗ
- Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp khi hoàn thiện thô rất mất thẩm mỹ, buộc phải sử dụng sơn gỗ để tăng giá trị cũng như tính thẩm mỹ
- Sơn gỗ sẽ tạo độ bóng nhất định trên bề mặt giúp tăng khả năng bám dính và độ bền màu lâu hơn
- Nổi bật thêm các vân gỗ tự nhiên của gỗ, tăng thêm tính độc đáo cho vật dụng.
Phân loại các loại sơn gỗ
Được chia thành nhiều tiêu chí khác nhau cũng như theo mỗi yêu cầu của công trình, nhà sản xuất chia thành phần và công dụng cho từng loại sơn gỗ. Các loại sơn gỗ bao gồm:
Sơn gỗ PU
Sơn PU (Polyurethane) là loại sơn phổ biến nhất hiện nay, sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Tính chất của dòng sơn này được chia thành 2 dạng: dạng cứng và dạng foam, có tác dụng bảo vệ lớp bên ngoài của bề mặt gỗ.
Các loại sơn PU cho gỗ bao gồm:
- Sơn lót PU: sử dụng để che lấp khuyết điểm của bề mặt gỗ, nhưng nhiệm vụ chính là làm phẳng bề mặt gỗ để bề mặt trông phẳng hơn, thực hiện các bước sơn màu đẹp nhất
- Sơn phủ PU: sử dụng để tạo màu cho bề mặt gỗ
- Sơn bóng: tác dụng chính của sơn bóng là biến bề mặt vật liệu trở nên bóng bẩy hơn.
Đến với đặc tính, sơn gỗ PU nổi bật bởi ưu điểm:
- Khả năng bám dính cao, cùng tính bền bỉ theo thời gian, khả năng uốn cong cũng hiệu quả
- Độ cứng sơn đảm bảo tối đa với hàm lượng tốt nhất
- Độ bền màu, ít phai trong thời tiết khắc nghiệt
- Màu sơn luôn tươi tạo nên những sản phẩm thẩm mỹ cao và nâng giá trị cho nội/ ngoại thất.
Sơn NC
Sơn NC (Nitrocellulose Lacquer) là sơn tổng hợp chất lượng cao 1 TP, dùng để trang trí và bảo vệ tốt cho bề mặt sơn gỗ nội thất.
Nhóm sơn NC bao gồm sơn lót NC, sơn phủ bóng NC, sơn phủ mờ NC và tinh màu NC. Điểm đặc biệt của dòng sơn này là có thể kết hợp với tinh màu để cho ra màu sơn khác nhau tùy theo nhu cầu của mỗi người.
Ưu điểm nổi bật của dòng sơn NC là:
- Nhanh khô, khả năng bám dính tốt
- Bền uốn tốt và hàm lượng rắn cao
- Thi công đơn giản, dễ dùng.
Sơn Vinyl
Sơn Vinyl là dòng sơn gỗ được ứng dụng phổ biến trong ngành nội, ngoại thất và thủ công mỹ nghệ gỗ hiện đại. Ưu điểm của dòng sơn này so với các dòng sơn truyền thống ở khả năng nhanh khô, phù hợp để làm sơn lót, phủ lên trên bề mặt gỗ hay kim loại.
Dù có giá thành khá cao nhưng sơn gỗ Vinyl vẫn được hầu hết người tiêu dùng chọn lựa, bởi một số đặc tính quan trọng:
- Chống ố vàng
- Độ bám dính và độ bền uốn tốt
- Kháng được tia UV
- Màu sơn trong suốt và dễ thi công.
Sơn dầu
Sơn dầu là dòng sơn dành riêng cho gỗ và sở hữu nhiều đặc tính nổi bật. Nếu như sơn PU phù hợp dành riêng cho các sản phẩm nội thất như giường, tủ, lan can thì sơn dầu lại thích hợp cho cửa gỗ.
Đây là ưu điểm để lý do tại sao sơn dầu lại phù hợp cho cửa gỗ:
- Khả năng chịu nắng, chịu mưa tốt
- Đa dạng màu sắc, dễ dàng chọn lựa
- Chống nấm mốc và mối mọt tốt
- Tăng tính ổn định về hình dáng và kích thước gỗ.
Sơn vecni
Tiếp theo là dòng sơn Vecni – hỗn hợp ngâm trong nồng độ cồn 90. Qua 24 giờ thì hỗn hợp sẽ được hòa tan thành dung dịch màu nâu nhạt và có vân óng ánh. Đây là dòng sơn phổ biến trong việc phủ lên bề mặt trang trí nội thất khi chưa có công nghệ sơn PU và PE.
Ưu điểm nổi bật của dòng sơn Vecni:
- Phù hợp với đồ gỗ nội, ngoại thất có giá trị đắt tiền hay những món đồ cổ
- Màu sơn tôn lên thêm vẻ đẹp tự nhiên
- Thân thiện với môi trường, con người
- Làm đẹp hơn cho vân gỗ vì lấy bề mặt gỗ làm nền.
Sơn 2K
Nhiều người sẽ thắc mắc rằng sơn 2K là gì? Bởi vì sơn PU và sơn 2K khá giống nhau. Điều này có thật hay không? Sơn 2K là dòng sơn giống như sơn PU thông thường.
Về cấu tạo thì chúng kết hợp từ nhựa Acrylic Polyol cùng chất đóng rắn Isocyanate, có đặc điểm là nhanh khô và có độ bóng đẹp, độ cứng cao và bám dính tốt. Tương tự như sơn PU, sơn 2K cũng được chia thành sơn lót 2K và sơn phủ 2K.
Do nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng nên sơn 2K được phân thành như sau:
- Sơn 2K bóng: gồm dầu bóng và chất đóng rắn trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ thích hợp. Tạo nên một lớp màng dầu bóng trong suốt, độ bóng cao và bảo vệ bề mặt gỗ, đá, sắt thép và xe ô tô
- Sơn 2K mờ: là dòng sơn gốc nhựa Acrylic Polyurethane 2 thành phần với độ mờ theo tỷ lệ phần trăm nhất định là 50%, 70% hay 100%. Đặc tính mịn – dễ xử lý – không bị ố vàng hay ảnh hưởng đến màu sơn gốc.
Nếu bạn chưa biết nên sử dụng những dòng sản phẩm sơn gỗ nào hợp lý thì có thể tham khảo một số sản phẩm như sau: Sơn gỗ bigsun, sơn gỗ jotun, sơn gỗ propan, sơn gỗ royal,…
Kinh nghiệm cách sơn gỗ hiệu quả
Dù không lành nghề song, cũng có nhiều người tự tay sơn gỗ nội, ngoại thất trong gia đình. Tuy nhiên thiếu kiến thức, kỹ thuật cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho đồ gỗ nội, ngoại thất không đáp ứng về mặt thẩm mỹ và độ bền.
Không thực hiện chà nhám bề mặt
Việc chà nhám bề mặt gỗ là một yếu tố quan trọng giúp cho đồ gỗ có một lớp sơn mịn màng. Bạn không nên chà quá mạnh và quá lâu, bởi có thể làm mỏng bề mặt và gây những chỗ lồi lõm, làm xấu đồ gỗ. Chỉ cần chà nhám một chút để lớp sơn lót có thể bám vào đồ gỗ.
Ngoài ra, khi chọn giấy nhám các bạn không nên chọn loại có lớp cát nhám dày, bởi điều này sẽ không hề tốt cho sản phẩm gỗ của bạn.
Không làm sạch bụi bẩn bám dính
Bụi bẩn bám trên bề mặt gỗ sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến cho lớp sơn của bạn không được mịn đẹp như mong muốn.
Vì vậy, để có được những bề mặt sơn gỗ thật tốt, trước khi tiến hành sơn các bạn nên dùng một miếng vải mềm để lau chùi thật kỹ lưỡng cho các sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất, điều này giúp cho sơn bám chắc hơn và có một lớp sơn mịn màng sau khi kết thúc.
Không sử dụng lớp sơn lót
Việc không sử dụng sơn lót cho các loại đồ gỗ nội ngoại thất không chỉ gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm mà còn làm giảm tuổi thọ của chúng.
Vì vậy, bạn nên mua sơn lót về, dùng một con lăn để sơn 1 lớp sơn lót trên bề mặt đồ gỗ và một chổi quét nhỏ để sơn vào những khu vực mà con lăn khó tiếp cận. Hãy để sơn khô theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
Khi sơn khô hoàn toàn, sử dụng giấy nhám để chà phẳng bất kỳ vết phồng rộp hoặc sơn bị vón cục trong quá trình sơn lót, và lau sạch lại bề mặt một lần nữa bằng một miếng vải mềm là được.
Không quan tâm tới các chi tiết nhỏ
Khi sơn màu, sơn phủ hoặc sơn bóng cho các sản phẩm đồ gỗ, bạn nên chú tâm và lưu ý đến từng chi tiết nhỏ để có được sản phẩm thật ưng ý.
Khi sơn các bạn nên dùng 1 con lăn nhỏ hoặc bình xịt sơn gỗ để sơn 03 lớp sơn lên bề mặt đồ gỗ. Sau khoảng 6 – 8 giờ, bạn mới tiến hàng sơn tiếp lớp sơn tiếp theo khi lớp sơn gỗ trước đã khô.
Không sử dụng sơn bóng cho gỗ
Sơn bóng không chỉ giúp các sản phẩm đồ gỗ đẹp mắt hơn mà còn giúp chúng giữ được độ bền như các bạn mong muốn. Do đó, bạn nên dùng một con lăn sơn mới để sơn một lớp sơn bóng lên đồ gỗ.
Hãy chắc chắn rằng, mình đi con lăn nhẹ nhàng, vì các bong bóng sơn có thể xuất hiện khi bạn đi con lăn quá nhanh. Để bảo đảm, bạn nên sử dụng sản phẩm hơn 72 giờ trước – sau khi sơn.
Nếu bạn đang quan tâm đến sơn gỗ thì đừng bỏ qua dòng sơn gỗ cao cấp R7 của Sơn Hoàng Gia. Chúng tôi có đầy đủ những dòng sơn thịnh hành nhất hiện nay gồm sơn PU R7 và sơn 2K R7 sử dụng hoàn hảo cho đồ nội thất trong và ngoài trời.
Nếu bạn chưa biết mua sơn gỗ ở đâu tốt nhất hiện nay cho công trình, thì đừng ngần ngại liên hệ qua Sơn Hoàng Gia hoặc hotline: 0907 8888 18 để được tư vấn.
Pingback: Màu sơn hợp phong thủy 2023 hot nhất cho nhà cửa - SƠN R7